Phụ gia thực phẩm có an toàn? Nếu không an toàn, tại sao bạn ăn nó hàng ngày?

Phụ gia thực phẩm có an toàn? Nếu không an toàn, tại sao bạn ăn nó hàng ngày?

Năm 2023 rồi, mình nghĩ ai cũng tin rằng phụ gia thực phẩm là có hại, cực kỳ hại, chỉ là không chết ngay lập tức thôi.

Ai không nghĩ phụ gia thực phẩm có vấn đề thì thử đừng/giảm ăn cơm, bún, gạo, mì tươi, mà thay bằng mì gói & những thực phẩm đóng hộp, tầm 50% thôi... rồi vài năm sau ôm đầu máu ngay ... cam kết luôn. Chấp các vấn đề khác chúng ta ổn & lành mạnh.

Ủa vậy tại sao luôn có bảng khuyến cáo “cho phép mức độ” của phụ gia thực phẩm? Mặc dù quốc gia nào cũng có những tiêu chuẩn riêng, nghiêm khắc cũng có, nhưng nhìn chung là được phép có phụ gia thực phẩn trong thức ăn đóng hộp, đóng chai.

Chú ý là Mỹ hay Nhật hay cùi bắp như Việt Nam, China, thực phẩm cũng đầy rẫy chất phụ gia nha.

Đại đa số phụ gia thực phẩm là dược phẩm hóa học, tạm coi nó giống như là thuốc vậy á, và nó 100% là chất có tính kích thích. Điều này giải thích luôn vấn đề chúng ta ăn tươi (thực phẩm bày bán ngoài chợ / siêu thị) cảm thấy không ngon, nhưng chấm thêm 1 cái gì đó thì thấy tuyệt vời. Chúng ta đã quen với chất kích thích từ khi được sinh ra rồi, muốn bỏ hoặc hạn chế: kiên trì và nỗ lực thôi.

Ngoài ra, có 1 số chất phụ gia ưu được dùng trong sản xuất thực phẩm đóng hộp, đóng chai: đó là những loại chất bảo để bảo quản, có khả năng diệt khuẩn mạnh, để thực phẩm ko bị thối, hư, lên men... Nhưng, nó cũng giết luôn vi khuẩn đường ruột của con người.

Ăn mì gói thường xuyên là ăn luôn full combo trên nha.

Hôm xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm – Botulinum – mình thấy qua 1 số thằng ngu không thể đỡ ở trên facebook khi comment đại khái mang ý nghĩa: ai bảo không ăn thức ăn có chất bảo quản – tạm gọi đồ ăn đóng hộp trong siêu thị.

Tư duy logic bọn nhóc đó không có: CHÚNG TA PHẢI “Vừa ăn thực phẩm tươi mới”, “vừa ăn thực phẩm không bảo quản”.

Các cơ quan công quyền trên thế giới đã làm gì khi ra quyết định chứng nhận các phụ gia thực phẩm là an toàn?

Ngây thơ, là ngôn từ dành cho ai tin tuyệt đối mà không thèm kiểm chứng, đặt câu hỏi ngược đối với cơ quan công quyền như bộ y tế, các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con người (Mỹ, Nhật...)

Sự láo toét đó được rất nhiều nhà nghiên cứu về dinh dưỡng & sức khỏe chỉ ra, như bác sỹ Hiromi Shinya, cha con Thomas Colin Campell, Michael Greger...

3 vấn đề chính mà khi duyệt 1 chất phụ gia thực phẩm, họ làm là:

  • Thí nghiệm trên động vật. Không thí nghiệm trên người vì lý do nhân đạo.
  • Các chất phụ gia kiểm nghiệm độc lập.
  • Thời gian thí nghiệm quá ngắn.

Điều 1: rõ ràng động vật và con người có sự khác biệt vô cùng lớn. Ổn trên động vật chưa chắc ổn trên con người.

Điều 2: Phụ gia thực phẩm thì 1 đống, gom vô 1 chỗ, cho hết vào 1 hộp thức ăn. Nhưng khi kiểm tra, thì luật bắt buộc kiểm tra độc lập.

Điều 3: thứ quan trọng nhất, thời gian quá ngắn.

Ai hiểu về sức đề kháng, cân bằng nội môi thì sẽ hiểu, 1 chút xíu phụ gia thì không làm gì được con người. Nhưng, chúng ta tiêu thụ tới già tới chết nhé. Hiểu không? Chúng ta tiêu thụ nó siêu dài hạn.

Đó là vấn đề lớn nhất mà kiểm nghiệm ko thể kiểm chứng tác hại trong 20 30 năm. Đây cũng là lý do nếu những gì ăn vào lăn đùng ra chết trong 1 thời gian ngắn thì chắc chắn không duyệt rồi. Những phụ gia được cơ thể thải loại ra hết, chỉ gặp khó sau 20 30 năm bằng 1 ngôn từ quen thuộc: cancer & ung thư thì được duyệt.

Ở cả Mỹ & Nhật, có rất nhiều chất mà “ban đầu được cho phép”, sau này “phát hiện có vấn đề thì cấm” ... tại sao vậy?

Nó là chưa kể chất phụ gia dành cho cây trồng, hay dùng trong chăn nuôi. Hiểu điều này thì bạn đồng ý với mình rằng: độc hại từ gốc rễ???

Nhưng mà ... tùy vào hiện trạng mỗi người chúng ta, đành phải có gì ăn đó thôi. Nhưng cố gắng thay đổi dần dần trong tương lại. Hãy vào group & follow mình trên fan page, youtube, kiến thức chia sẽ của mình đang giúp các bạn từ từ. Dù hiện tại bạn giàu, hay nghèo, đều có giải pháp phù hợp hết.

Càng có nhiều người chấp nhận thay đổi lối sống, tẩy chay thực phẩm bẩn, ngành chăn nuôi trồng trọt bẩn, thì sẽ càng có nhiều nông dân trồng thực phẩm sạch. Đúng cung cầu... nhưng có thể không phải ngắn hạn.